Công Nghệ AR Là Gì? So Sánh Sự Khác Biệt Giữa AR Và VR

Công nghệ AR là gì, mang tới những tính năng hiện đại nào cho người dùng? Để có thể trải nghiệm công nghệ thực tế ảo tăng cường có cần sự hỗ trợ của bất kỳ công cụ nào hay không? Mời bạn cùng VN3D giải đáp tất tần tật trong bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ AR là gì?

Công nghệ AR (Augmented Reality) hay còn được gọi là công nghệ thực tế ảo tăng cường. Đây là kỹ thuật mô phỏng 1 vật thể ngoài đời thật qua môi trường ảo và con người có thể tùy ý tương tác với vật thể đó. Điểm mới của công nghệ này so với VR là sự tương tác qua lại giữa 2 môi trường thực và ảo.

Thoải mái tương tác qua lại giữa hai môi trường thực và thế giới ảo

Thoải mái tương tác qua lại giữa hai môi trường thực và thế giới ảo

Đặc điểm của công nghệ AR

Công nghệ AR với những đặc điểm vô cùng khác biệt và độc nhất sau đây:

  • Công nghệ AR vẫn có thể hoạt động suôn sẻ, sử dụng linh hoạt mọi thao tác ngay trên thiết bị di động. 
  • Ngoài ra, khi kết hợp cùng thiết bị hỗ trợ của bên thứ 3 thì người dùng vẫn có thể tương tác được với môi trường thực tế.
  • Không gian ứng dụng AR vô cùng linh động, không cần quá nhiều khoảng trống để thao tác
  • Không yêu cầu các phần cứng chuyên dụng như VR mà chỉ sử dụng phần mềm là chủ yếu để xử lý các thuật toán

Thao tác mọi tính năng một cách uyển chuyển ngay trên thiết bị di động

Thao tác mọi tính năng một cách uyển chuyển ngay trên thiết bị di động

Nguyên lý hoạt động của công nghệ AR trên smartphone

Kỹ thuật AR giúp tái hiện các sự vật, hiện tượng bằng công nghệ 3D ngay trong chính môi trường bạn đang sống. Bằng cách mã hóa các âm thanh, dữ liệu, hình ảnh thông qua phần mềm và được hiển thị trên màn hình các thiết bị di động hệ điều hành IOS hoặc Android. 

Từ đó, công nghệ AR có thể giúp người dùng chiêm ngưỡng những thông tin vốn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hoặc hóa thân thành các nhân vật hoạt hình, chơi game giả tưởng… cực kỳ sinh động và chân thực.

Đánh giá toàn bộ thông tin vốn không thể nhìn thấy bằng mắt thường với công nghệ AR

Đánh giá toàn bộ thông tin vốn không thể nhìn thấy bằng mắt thường với công nghệ AR

Ứng dụng của công nghệ AR vào camera điện thoại ngày nay

Với những ưu điểm tuyệt vời trên, các hãng điện thoại ngày nay cũng nhanh chóng cập nhật công nghệ AR vào camera trên điện thoại. Bằng cách tạo nên những Sticker AR vô cùng độc đáo dựa trên chính biểu cảm khuôn mặt của người dùng.

Ứng dụng Sticker AR ngay trên điện thoại cực kỳ ngộ nghĩnh và chân thực

Ứng dụng Sticker AR ngay trên điện thoại cực kỳ ngộ nghĩnh và chân thực

Với điểm chung là sử dụng phần mềm để xử lý nhưng 1 số hãng điện thoại đã tích hợp thêm kỹ thuật cảm biến. Từ đó mang đến trải nghiệm đẹp mắt và chân thực nhất cho người dùng. Nếu bạn muốn thử AR Sticker trên chính “dế yêu” của mình, có thể tham khảo một số hãng sau:

  • Animoji trên iPhone X với hệ thống camera trước TrueDepth thế hệ mới cùng hàng loạt cảm biến 3D. Hình ảnh phản chiếu gương mặt bạn với 30.000 điểm ảnh vô hình mang tới chiều sâu cùng chuyển động uyển chuyển nhất.
  • AR Emoji trên các dòng điện thoại SamSung cao cấp có thể tái hiện lại khuôn mặt của bạn thành các emoji ngộ nghĩnh. Không quá khó hiểu khi ứng dụng này lại được yêu thích đến vậy. Bởi độ gần gũi khi cho phép người dùng tùy chỉnh các đặc điểm trên emoji sao cho giống khuôn mặt mình nhất có thể.
  • Tính năng chụp ảnh AR trên Huawei, Sony, Vivo, OPPO cho phép sắp xếp, lồng ghép khung cảnh, hình ảnh và các hiệu ứng lên khuôn mặt người sao cho phù hợp nhất.

Điểm khác nhau giữa công nghệ AR và VR 

Để có thể phân biệt sự khác nhau giữa công nghệ AR và VR, chúng ta có thể so sánh dựa trên các khía cạnh về định nghĩa, tính năng hay nguyên lý hoạt động… Tuy nhiên, để so sánh hai kỹ thuật dựa trên định nghĩa thì khá chung chung và trừu tượng. Thay vào đó, bạn hãy quan sát ứng dụng của chúng trên thực tế để có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất về AR và VR.

Theo nguồn thông tin uy tín từ Androidpit thì công nghệ VR được coi là ứng dụng vàng trong lĩnh vực phát triển game, phim cùng các sản phẩm giải trí khác. Với lợi thế tách đôi không gian thực và thế giới ảo, VR đem tới cho người trải nghiệm một khung cảnh hoàn toàn mới. Với nguyên lý bắt buộc người dùng phải thao tác dựa trên những gì mà nhà sáng lập đã thiết lập và mong muốn họ nhìn thấy. 

Sự khác biệt giữa ứng dụng của công nghệ VR và AR vào trong trải nghiệm khách hàng

Sự khác biệt giữa ứng dụng của công nghệ VR và AR vào trong trải nghiệm khách hàng

Ngoài ra, công nghệ VR còn giúp người dùng tạo lập môi trường ảo và kinh doanh ngay trên chính không gian đó. Ví dụ như một dự án ra mắt và bán thử dòng xe ô tô mới, việc ứng dụng VR sẽ giúp khách hàng của bạn có thể trải nghiệm và lái thử sản phẩm như thật. Tuy nhiên, bạn sẽ cần hỗ trợ bởi 1 cặp kính VR thì mới có thể thấy chi tiết bản vẽ thiết kế của nhà lập trình.

Trong khi đó, với công nghệ AR lại cho phép lồng ghép thông tin ảo trong thế giới thực hoặc ngược lại. Ví dụ như tựa game Pokemon Go là một lập trình thực tế ảo nhưng tọa độ và bản đồ của người chơi trong game đều được căn cứ và xây dựng dựa trên thế giới thực. Có thể nói, với công nghệ AR, người dùng thoải mái tương tác cùng những nội dung số có thực bằng cách chạm hay ghép ảnh theo dạng kỹ xảo 3D.

Mỗi công nghệ sẽ mang tới cho doanh nghiệp những tiện lợi và ứng dụng khác nhau vào trong công việc kinh doanh của mình. Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn AR và VR sao cho phù hợp để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp bạn trả lời thắc mắc công nghệ AR là gì? Với sự phát triển mạnh mẽ cùng những ứng dụng tuyệt vời của AR trong thực tế, nếu bạn hứng thú và muốn nhận tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ Hotline: 84 93 66 99993 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.