3D là gì? 3D truyền thống khác 3D hiện đại như thế nào?
Những TVC quảng cáo 3D, công nghệ 3D, sân khấu 3D hay phim 3D… đều là những sản phẩm không còn quá xa lạ hiện nay. Vậy thực chất 3D là gì? Quy trình thiết kế 3D cần những công cụ hỗ trợ nào? Hay sự khác biệt giữa 3D truyền thống và 3D hiện đại ra sao? Cùng VN3D giải đáp mọi thắc mắc trên một cách chi tiết trong bài viết dưới đây.
3D là gì?
3D hay còn có tên gọi đầy đủ là 3 Dimension (3 chiều) thường được đi kèm với khái niệm đồ họa 3D. Nói một cách dễ hiểu hơn, kỹ thuật 3D giúp tạo nên những hình ảnh sống động, chân thực với sự hỗ trợ từ các phần mềm đồ họa hiện đại. Khái niệm này lần đầu tiên được ứng dụng vào năm 1995 trong bộ phim hoạt hình điện ảnh nổi tiếng của hãng Walt Disney là Toy Story.
Toy Story là bộ phim hoạt hình đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D
Quy trình thiết kế hình ảnh 3D
Về cơ bản, quy trình thiết kế hình 3D sẽ gồm 3 giai đoạn chính là:
- Tessellation: Sự giao thoa
- Geometry: Hình học
- Rendering: Kết xuất
Trong giai đoạn giao thoa, các mô hình sẽ được tạo nên từ các ô đa giác riêng lẻ bằng cách sử dụng những điểm liên kết. Tới giai đoạn kế tiếp, các đa giác bắt đầu biến đổi linh hoạt theo nhiều cách khác nhau và được áp dụng thêm các hiệu ứng ánh sáng. Tại giai đoạn cuối cùng, các hình ảnh được hiển thị thành các đối tượng chân thực với độ sắc nét cao.
Quy trình thiết kế 3D phổ biến gồm 3 giai đoạn cơ bản
Mô hình 3D hoạt động theo quy chế nào?
Bên cạnh thắc mắc 3D là gì thì mô hình hoạt động của 3D cũng được rất nhiều người dùng quan tâm. Quy trình làm việc của mô hình 3D thường liên quan mật thiết với việc đặt cách đỉnh riêng lẻ một cách chi tiết. Từ đó tạo nên những đường nét chính xác rồi dần dần thể hiện được đối tượng mong muốn.
Quy trình thiết kế 3D cần dựa trên sự phát triển và liên kết của những đa giác
Bên ngoài mặt lưới là những đa giác có thể phân chia thành các hình dạng lớn nhỏ khác nhau để tạo nên nhiều chi tiết hơn cho vật thể. Sự chia nhỏ này đặc biệt quan trọng trong thiết kế đồ họa 3D động.
Để đảm bảo sự mượt mà, tự nhiên trong chuyển động như thật thì bạn nên bổ sung thêm các đa giác vào các phần cần uốn cong. Ví dụ như khuỷu tay, đầu gối…
Hầu hết các chương trình tăng tốc mô hình hóa đều bao gồm kỹ thuật phản chiếu. Công cụ phản chiếu này cho phép thiết lập một mô hình đối xứng bằng cách chỉ làm việc trên ¼ hoặc ½ đối tượng.
Điều này đặc biệt cần thiết khi thiết kế các nhân vật hoạt hình. Vì chỉ cần một bên mô hình nhân vật thì phần mềm sẽ phản chiếu dọc theo một trục. Từ đó tạo ra một vật thể cân xứng cực kỳ chân thực và sinh động.
Ưu và nhược điểm của 3D truyền thống và 3D hiện đại
Hai khái niệm 3D truyền thống và 3D hiện đại sở hữu lối kỹ xảo và quy trình xử lý hoàn toàn khác nhau. Vì vậy khó có thể đánh giá là kỹ thuật nào tốt hơn bởi cả hai đều tồn tại các ưu và nhược điểm riêng khi thực hiện.
3D truyền thống
3D truyền thống thiên về lối sáng tạo 3D thủ công hay còn gọi là hand- painting hoặc được thực hiện trên các máy móc kỹ thuật đời cũ. Đây là phương thức làm việc khá phổ biến đối với dân đồ họa tại Việt Nam những năm trước.
3D truyền thống sẽ cực kỳ phù hợp để hoạt động trên những dòng máy tính có bộ xử lý nhỏ, cấu hình thấp, chất lượng hình ảnh tương đối. Điển hình như Wii, PS1…
Tuy nhiên, để có thể tạo ra bản mẫu 3D truyền thống thì người thực hiện cần sở hữu kỹ năng vẽ tay thuần thục mới có thể mô tả chính xác nhất. Bởi các chỉ số đa giác cho thiết kế này là rất cao so với tiêu chuẩn chung. Ngoài ra thì tốc độ xuất file 3D truyền thống hoàn chỉnh mất khá nhiều thời gian của người dùng.
Không những vậy, vì được làm chủ yếu từ các công cụ và chất liệu thủ công nên hình ảnh tạo ra khá đơn điệu và kém thu hút. Đặc biệt là sẽ khó ứng dụng cho các mẫu thiết kế 3D chuyên nghiệp hay công nghệ giải trí hiện đại yêu cầu sự hoàn hảo cao như hiện nay.
3D hiện đại
3D hiện đại đòi hỏi tính xử lý cực kỳ cao và chuẩn xác trên từng điểm ảnh. Do đó, quy trình sáng tạo đều được thực hiện 100% trên các phần mềm 3D cao cấp. Từ đó, số lượng đa giác cũng giảm đi đáng kể và thay thế vào đó là sự chỉn chu và gọn gàng trên từng khối 3D độc lập.
Kỹ thuật 3D hiện đại mang đến hình ảnh chỉn chu và bắt mắt hơn
Giai đoạn kết xuất (Render) cũng bớt trở thành nỗi ám ảnh đối với dân đồ họa hơn khi texture realtime được hỗ trợ lên mức tối đa. Không những vậy, việc này còn giúp cho quá trình liên tưởng và phác họa trở nên kết nối, liền mạch hơn.
Bên cạnh đó thì những vấn đề về model, chất liệu hay màu sắc cũng được phần mềm 3D hiện đại đa dạng hóa. Bù lại thì sự sáng tạo của người thiết kế cũng bị giảm đi phần nào khi không nhận được hỗ trợ từ phần mềm.
Thiết kế 3D trên những phần mềm nào?
Một số ứng dụng thiết kế 3D phổ biến được giới đồ họa yêu thích có thể kể đến như LightWave, Virtual Reality, Extreme 3D, Ray Dream Studio, Softimage 3D, 3D Studio MAX… Với sự trợ giúp của ngôn ngữ tạo mô hình thực tế ảo (VRML) cho phép người sử dụng chỉ định các quy tắc hiển thị và tương tác hình ảnh bằng các câu lệnh văn bản.
AutoCad – Phần mềm thiết kế 3D quen thuộc của dân đồ họa
Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về khái niệm 3D là gì cũng như quy trình tạo nên mô hình 3D trên thực tế. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn xây dựng các phần mềm mô phỏng 3D trên bất kỳ lĩnh vực nào hãy liên hệ ngay với VN3D qua Hotline: 093 66 99993 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.